Bệnh huyết trắng gây lưu thai và vô sinh ở phụ nữ

Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Huyết trắng có thể gây lưu thai và vô sinh ở phụ nữ? Làm thế nào để biết mình bị bệnh huyết trắng? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh huyết trắng khoa học.

Bệnh huyết trắng là gì?

Benh-huyet-trang-co-nguy-hiem-khong-2

Bệnh huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai trò bôi trơn trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này sẽ dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.

Nhiều chị em thắc mắc không biết huyết trắng có nguy hiểm hay không. Bản chất của nó là có lợi, tuy nhiên huyết trắng sẽ đe dọa tới sức khỏe của chị em nếu nó là huyết trắng bệnh. Hãy cùng theo dõi xem huyết trắng bệnh là gì nhé.

Phân biệt huyết trắng thường và huyết trắng bệnh

1/ Khi nào là huyết trắng bình thường?

– Huyết trắng trong, trắng đục, ít, không hôi.

– Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp.

– Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp.

– Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường.

– Không cần điều trị.

– Không có dấu hiệu gì ở người giao phối.

2/ Khi nào là huyết trắng bệnh?

– Xuất hiện huyết trắng kèm theo các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp.

– Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng.

– Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…

– Cần phải điều trị.

– Có thể có triệu chứng ở người giao phối.

Dấu hiệu bệnh huyết trắng thường gặp ở chị em phụ nữ

1/ Huyết trắng ra quá nhiều

Nếu giữa chu kì kinh nguyệt, nhiều chị em thấy lượng khí hư tiết ra nhiều hơn nhưng vẫn có màu trắng, trong suốt thì nghĩ là bình thường. Tuy nhiên thực tế, lượng huyết trắng tiết ra nhiều hơn so với bình thường là biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm nhiễm âm đạo.

Khi có biểu hiện huyết trắng ra quá nhiều so với bình thường, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và có những biến chứng phức tạp.

2/ Huyết trắng lợn cợn bột trắng và gây ngứa rát

Một trong những biểu hiện bệnh lý huyết trắng ở phụ nữ đó là tình trạng huyết trắng đặc lợn cợn bột trắng (như sữa chua) kèm theo cảm giác ngứa rát dữ dội rất khó chịu.

Đây là dấu hiệu bệnh do tình trạng nhiễm trùng âm đạo do nấm. Khi người phụ nữ vệ sinh kém, mặc quần bó chật, có thai, có bệnh đái tháo đường, vệ sinh “vùng kín” bằng dung dịch nước rửa phụ khoa không đúng cách… sẽ gây ra sự thay đổi môi trường (PH) “vùng kín”. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển, trong đó nấm Candida albicans là tác nhân thường gặp nhất. Khi chúng xâm nhập vào sâu bên trong, chúng sẽ phá hủy sự cân bằng trong môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn tốt, từ đó gây nên mùi hôi khó chịu và cảm giác ngứa ngáy.

3/ Huyết trắng đặc quánh, màu trắng đục hoặc vàng xanh

Huyết trắng tiết ra có màu trắng đục hoặc vàng xanh, đặc quánh như keo hoặc có bọt. Để lâu thì có biểu hiện cô cứng và tạo thành mảng dưới đáy quần lót, cảm giác ngứa nhưng không dữ dội. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự bất thường trong lưu thông khí huyết, lười vận động hoặc mặc quần áo quá chật. Hoặc do tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo do tạp khuẩn hoặc trùng roi âm đạo gây nên.

Cũng có khi dấu hiệu ra nhiều khí hư, ra huyết trắng màu sữa đục, dính bệt thành từng mảng, có mùi hôi… hoặc bị xuất huyết nhẹ sau khi giao hợp tình dục báo hiệu bệnh viêm lộ tuyến tử cung. Khi có những biểu hiện trên cần đi khám chuyên khoa để được điều trị.

4/ Huyết trắng tiết ra có màu xanh, vàng như mủ

Khi huyết trắng ở vùng kín tiết ra có màu xanh hoặc vàng như mủ thì đây là biểu hiện tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Cụ thể là bệnh viêm cổ tử cung mãn tính. Khi viêm nhiễm biểu hiện của huyết trắng sẽ có màu vàng – xanh, loãng, có bọt, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.

Trong môi trường ẩm ướt của khí hư, vi khuẩn xâm nhập, phát triển làm hoại tử các tế bào biểu mô của cơ quan sinh sản và tế bào nội mạc tử cung. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nhiễm sẽ gây vô sinh ở nữ giới hoặc hình thành nên các khối u trong cổ tử cung.

5/ Huyết trắng có lẫn máu

Khi huyết trắng ra nhiều và có biểu hiện pha lẫn chút máu đi kèm với cảm giác đau bụng râm ram kéo dài, thì chị em phải hết sức cảnh giác vì có thể đó là dấu hiệu của viêm phần phụ nặng hoặc ung thư tử cung.

Hoặc với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, ra máu bất thường ở âm đạo kèm huyết trắng ra nhiều thì có thể chị em đã bị u xơ tử cung do sự rối loạn chứng năng buồng trứng và sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ. Bên cạnh đó nếu tình trạng huyết trắng ra nhiều bất thường và có kèm theo máu hoặc mủ thì rất có thể cơ quan sinh sản của chị em đã bị nhiễm khuẩn nặng.

Một số tổn thương lành tính ở cơ quan sinh sản cũng có thể dẫn tới tình trạng khí hư lẫn máu như: polyp cổ tử cung hoặc dị ứng với vòng tránh thai.

Nguyên  nhân dẫn tới bệnh huyết trắng

1/ Do nấm candida abicans

Benh-huyet-trang-co-nguy-hiem-khong-6

Nấm candida abicans

Nấm candida albicans là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm phụ khoa, thường gặp nhất là bệnh viêm âm đạo. Khi vùng kín bị “tấn công” bởi loại nấm âm đạo này thì khí hư sẽ chuyển sang màu trắng đục, dính từng mảng như phô mai, có lúc có mùi hôi và kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.

2/ Do tạp trùng

“Thủ phạm” gây bệnh huyết trắng cũng được xác định là do tạp trùng gây ra. Lúc này, khí hư sẽ chuyển thành màu vàng hoặc xám, loãng và bao quanh thành âm đạo cùng với đó là có mùi hôi rất nặng.

3/ Do nhiễm Trichomonas

Bệnh huyết trắng có thể được gây ra bởi trùng roi trichomonas. Nếu nhiễm trichomonas thì khí hư sẽ ra nhiều hơn bình thường, chuyển sang màu vàng xanh, thường là loãng và có bọt, kèm theo đó là triệu chứng ngứa rát âm đạo khó chịu.

4/ Do rối loạn tâm lý

Benh-huyet-trang-co-nguy-hiem-khong-3

Do rối loạn tâm lý

Tình trạng rối loạn tâm lý cũng được xác định là căn nguyên của bệnh. Nếu do nguyên nhân này thì khí hư sẽ có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng và có váng như sữa.

5/ Do bệnh u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung

Bệnh u xơ tử cung hay viêm lộ tuyến cổ tử cung là 2 trong số nhiều bệnh phụ khoa gây ra bệnh. Đối với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, khí hư sẽ có màu sữa đục, dính thành từng mảng và đôi khi có mùi hôi; một số chị em còn bị xuất huyết âm đạo sau quan hệ tình dục. Với bệnh u xơ tử cung thì khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn và nếu bị nhiễm khuẩn thì khí hư có lẫn máu hoặc mủ; cùng với đó là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường.

Ngoài ra, bệnh huyết trắng cũng có thể xuất phát từ căn nguyên là bệnh ung thư cổ tử cung với đặc điểm khí hư có máu và màu bất thường.

Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?

– Bệnh huyết trắng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.

– Bệnh cũng gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.

– Đối với phụ nữ mang thai:  Nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu bệnh do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.

Cách ngăn ngừa bệnh huyết trắng

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày và đặc biệt lưu ý hơn đến những “ngày đèn đỏ”, trước và sau khi quan hệ tình dục.

– Không nên mặc đồ lót bẩn, chật chội và với chất liệu bí bức, thấm hút mồ hôi kém và hạn chế mặc quần bên ngoài với chất liệu dày như vải jean.

– Không nên thụt rửa âm đạo thường xuyên một cách tùy tiện.

– Quan hệ tình dục an toàn.

– Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn nhiều đường vì Đường là thực phẩm của loại vi khuẩn tạo bệnh huyết trắng. Đây cũng là lý do những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh huyết trắng hơn.

Benh-huyet-trang-co-nguy-hiem-khong-4

Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đường

– Khám phụ khoa định kỳ. Thông thường, dù không có bệnh, chị em cũng nên đi khám phụ khoa ít nhất từ 1-2 lần/năm.

Benh-huyet-trang-co-nguy-hiem-khong-5

Khám phụ khoa định kỳ

– Băng vệ sinh và giấy toilet

Khi bị huyết trắng, bạn chỉ nên dùng các loại băng giấy không có mùi thơm. Đối với băng vệ sinh, nên dùng loại miếng lót thay vì “tampon” để tránh sự cọ sát bên trong tử cung. Khi dùng giấy toilet, nên lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn vào tử cung.

Bị bệnh huyết trắng phải làm sao?

Nhiều chị em khi phát hiện có huyết trắng hoặc có mùi hôi thường tự mua các loại thuốc rửa hoặc thuốc đặt để tự điều trị tại nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này chỉ khiến các vi khuẩn có lợi trong âm đạo bị tiêu diệt, khiến vùng kín càng khô, ngứa và dễ mắc bệnh hơn.

Vì vậy nếu nghi ngờ bị bệnh huyết trắng hoặc có những dấu hiệu bị bệnh huyết trắng kể trên thì đừng chần chừ, hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Theo PGS.TS.BS Võ Minh Tuấn cho biết: “Bạn tuyệt đối không nên tự điều trị bệnh tại nhà, điều này chỉ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm sau này”.

Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không? Sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị tích cực và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên nghành. Ngược lại, bệnh huyết trắng sẽ mang lại những hậu quả đáng tiếc, nó hoàn toàn có thể dẫn vô sinh và lưu thai nếu bạn tự ý lấy thuốc điều trị tại nhà. Chúc bạn luôn khỏe!

2 Comments
  1. Đọc xong mình hiểu rõ hơn về bệnh và đỡ lo lắng hơn. Cảm ơn tác giả!

  2. bệnh huyết trắng

Leave a reply

Giamgiatructuyen.com
Logo
Register New Account