Bị sa búi trĩ phải làm sao? [Lời khuyên bác sĩ chuyên khoa]

Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng. Theo thống kê tỷ lệ bệnh nhân mắc trĩ chiếm tới 35%-45% dân số. Vậy: Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh trĩ? Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bị sa búi trĩ phải làm sao? Đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích của các bác sĩ, chuyên khoa đầu nghành tại đây nếu bạn hoặc người thân của mình đang sống chung với căn bệnh đáng gét này nhé.

1/ Bệnh trĩ là gì?

Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-1

Bệnh trĩ là gì

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Trĩ có mấy loại?

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội ( internal hemorrhoids) và trĩ ngoại ( external hemorrhoids) .

Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-2

Trĩ có mấy loại?

  • Trĩ ngoại

Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

  • Trĩ nội

Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium) .

  • Phân độ bệnh trĩ
Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-3

Phân độ bệnh trĩ

Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.Thường thì bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: Giai đoạn hình thành trĩ, mới xuất hiện hiện tượng chảy máu, đây chính là triệu chứng của bệnh.

– Cấp độ 2: Xuất hiện hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên được.

– Cấp độ 3: Búi trĩ vẫn sa ra ngoài khi đi tiêu, song không thể trở lại được mà cần tới lực đẩy mới lên được.

– Cấp độ 4: Hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và có thể bị thắt lại dẫn tới hoại tử.

2/ Dấu hiệu bệnh trĩ?

Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:

  • Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)

3/ Nguyên nhân bị trĩ?

Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-4

Nguyên nhân bị trĩ

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ có rất nhiều. Xuất phát từ chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi. Như:

  • Táo bón lâu ngày hoặc tiêu chảy. Qúa trình rặn sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
  • Ngồi hoặc đứng quá nhiều hay ít di chuyển và vận động cũng là nguyên nhân gây trĩ.
  • Bị viêm phế quản mãn tính hay bị dãn phế quản hoặc lao động nặng nhọc… sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng điều này làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
  • Phụ nữ khi mang thai, trong quá trình thai sản và chuyển dạ, việc rặn đẻ không thực hiện đúng cách, điều đó đã làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng đặc biệt là vùng tiểu khung (phần dưới của khung chậu), khiến cho búi trĩ dễ bị sa ra ngoài. Hầu hết mẹ bầu nào cũng bị trĩ trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thức uống có ga, có cồn.
  • Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh.
  • Người làm các công việc nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.Tuổi tác: Bệnh trĩ cũng hay xuất hiện ở người già vì thời điểm này hệ tiêu hóa của người già kém kết hợp với ít vận động khiến bệnh trĩ dễ hình thành.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Có rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh trĩ có lây không bệnh trĩ có di truyền không?

Theo các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh bệnh trĩ là một bệnh không lây, chính vì thế những ai cho rằng bệnh trĩ lây thì đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Việc những người thân trong gia đình gia đình bị mắc trĩ có thể do tính chất công việc của mỗi người phải ngồi nhiều, chế độ ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt giống nhau dẫn đến nguy cơ xảy ra trong gia đình cao. Tuy nhiên có một lưu ý là những người trong cùng một gia đình nếu như bị bệnh van tĩnh mạch, khiến nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường thì những người thân cũng dễ bị bệnh trĩ bởi bệnh van tĩnh mạch là bệnh di truyền. Van tĩnh mạch không chỉ là tác nhân gây bệnh trĩ mà còn gây ra những bệnh nguy hiểm khác như: Giãn tĩnh mạch chân tay, ngũ tạng.

3/ Bị sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-8

Bị sa búi trĩ có nguy hiểm không

Theo các chuyên gia, búi trĩ một khi đã sa ra ngoài có nghĩa là bệnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Việc sa búi trĩ sẽ gây nên những mối nguy hiểm cho người mắc phải như sau:

  • Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dễ bị thiếu máu trầm trọng.
  • Mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh, đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau nhức vùng lưng dưới, gây rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, dễ ngất xỉu.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống quan hệ vợ chồng.
  • Các búi trĩ bị sưng phồng, sa ra ngoài khiến quá trình lưu thông máu tại khu vực hậu môn gặp nhiều cản trở khiến các búi trĩ càng ngày càng to và cứng hơn sẽ khiến người bệnh vô cùng đau đớn, mọi hoạt động cuộc sống đều bị cản trở và rất dễ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Hoại tử búi trĩ: Các búi trĩ một khi đã quá lớn và trở nên sơ cứng sẽ rất khó có thể thu vào được trong hậu môn và thường “nằm dạ” tại vị trí cửa hậu kèm theo rất nhiều dịch tiết. Tình trạng này nếu kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ, một số trường hợp còn dẫn đến nhiễm trùng máu.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Hiện tượng sa búi trĩ thường xuyên gây ra các cơn co hậu môn, tình trạng này kéo dài không chỉ gây khó khăn cho quá trình đại tiện mà còn có thể xâm lấn vào các cơ gây nên hiện tượng đại tiện không tự chủ.
  • Các bệnh về da: Các búi trĩ sa ra ngoài thường mang theo nhiều dịch tiết, gây kích thích mạnh lên những vùng da xung quanh hậu môn dễ gây nên các bệnh về da tại khu vực này.
  • Có nguy cơ mắc ung thư trực tràng nếu không được điều trị từ sớm.

Từ những biến chứng trên cho thấy tình trạng sa búi trĩ vô cùng nguy hiểm nên khi phát hiện dấu hiệu sa búi trĩ bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

4/ Bị sa trĩ phải làm sao?

Khi có các dấu hiệu bệnh trĩ hay bị sa búi trĩ thì bạn cần phải tới ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Kết quả điều trị cao hay thấp đều phụ thuộc vào tình trạng coi trọng bệnh của bạn. Tức là, bạn càng đi khám sớm, chữa trị sớm thì kết quả trị bệnh càng cao.

Một số bài thuốc chữa trĩ đang được người bệnh sử dụng đánh giá cao và các bác sĩ khuyên dùng mà bạn có thể tham khảo áp dụng như:

  • An Trĩ Khang

Đi đến nơi bán

Với các thành phần chính là Hoa hòe, Đương quy, Kim ngân hoa, Trần bì… và nhiều loại thảo dược quý khác. An Trĩ Khang có tác dụng hỗ trợ điều trị các loại trĩ nội, ngoại, trĩ hỗn hợp. Ngoài ra thuốc còn giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ và sự can thiệp sau phẫu thuật.

  • An trĩ Vương

Đi đến nơi bán

Được biết đến là 1 trong những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả được nhiều người tin dùng hiện nay,

An Trĩ Vương giúp loại bỏ tận gốc những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ và giảm hẳn tình trạng đi ngoài ra máu.

  • Thuốc tây và kem bôi trĩ

Kem bôi trĩ Titanoreine

Kem bôi trĩ Hemorrhostop

Thuốc uống Boniven

Ngoài ra, bạn cũng cần phải xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt  lành mạnh như:

– Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.

– Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.

– Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch theo sự tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý: Những phương pháp phòng ngừa và chữa trị kể trên chỉ áp dụng hiệu quả cho bệnh trĩ ở giai đoạn đầu hoặc bệnh trĩ sau phẩu thuật. Hầu hết các phương pháp điều trị dân gian, Đông y, Tây y sẽ không còn mang lại hiệu quả nếu bệnh trĩ của bạn đã nặng, chuyển sang giai đoạn 3-4. Thay vào đó bệnh nhân sẽ phải áp dụng điều trị bệnh trĩ bằng cách mổ trĩ.

Với sự tiến bộ của y khoa ngày nay sẽ có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nhanh chóng như: Cắt trĩ từng búi bằng dao điện, dao siêu âm, cắt trĩ theo Longo, khâu treo trĩ theo Longo cải biên…

Khám và điều trị bệnh trĩ tại Vinmec

5/ Phòng ngừa bệnh trĩ?

Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

  • Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu, chất kích thích, nước uống có ga) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-5

Phòng ngừa bệnh trĩ

  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy phình ra ngoài.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-6

Phòng ngừa bệnh trĩ

  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn..
  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
Sa-tri-co-nguy-hiem-khong-7

Phòng ngừa bệnh trĩ

 

  • Thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ

– Chuối chín

– Qủa lê

– Đu đủ chín

– Qủa cam

– Trái việt quất

– Trái bơ

– Trái Thanh long

– Qủa hồng

– Rau khoai và khoai củ

– Rau diếp cá

  • Bệnh trĩ nên kiêng gì?

– Chuối xanh và các loại quả tính nóng khác như Xoài, Chôm chôm, Sầu riêng.

– Không nên uống các loại nước ngọt có ga

– Tuyệt đối không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

– Nói không với rượu bia và các chất kích thích

– Không ăn đồ ăn cay nóng

– Không ngồi 1 chỗ quá lâu, thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng.

Trên đây là một số kiến thức về bệnh trĩ và giải pháp cho vấn đề bị sa trĩ phải làm sao. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết dành cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Giamgiatructuyen.com
Logo
Register New Account