Nhiệt miệng ở trẻ em – Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị nhanh nhất

Nhiệt miệng, lở miệng là những bệnh lý thường gặp, nhất là khi thời tiết hanh khô, nóng bức. Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng lại cực kỳ khó chịu, gây đau buốt và khó khăn cho người bị mỗi khi ăn uống hay khi vệ sinh răng miệng. Rất nhiều trẻ em mắc phải triệu chứng này và thậm chí còn bị nhiệt miệng liên tục, kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Vậy nhiệt miệng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng? Cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả nhất? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Vouchercode đưa ra câu trả lời ngay trong bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi.

1/ Nhiệt miệng ở trẻ em và những biểu hiện của nhiệt miệng

Biểu hiện của nhiệt miệng
Biểu hiện của nhiệt miệng
  • Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng thực chất là sự xuất hiện của một hoặc nhiều các vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn.

  • Biểu hiện của nhiệt miệng

Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng, những đốm trắng này sẽ  to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. 

Những vết loét miệng này gây ra cảm giác rất khó chịu, nhất là khi nhai nuốt, ăn uống, có thể làm người bị phát sốt, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm.. khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

  • Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiệt miệng như

– Sốt đột ngột

– Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

– Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

– Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

– Đau trong miệng

– Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

2/ Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng ở trẻ như:

– Trẻ bị bệnh, mệt mỏi hoặc căng thẳng

– Trẻ lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí là nấm miệng.

– Trẻ bị thiếu một số chất dinh dưỡng như thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

– Nhiệt miệng, loét miệng cũng là 1 biểu hiện của việc trẻ bị mắc bệnh chân – tay – miệng.

3/ Cách chữa trị nhiệt miệng cho trẻ em

Cách chữa trị nhiệt miệng cho trẻ em
Cách chữa trị nhiệt miệng cho trẻ em

Phải làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng? Tham khảo ngay các cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả cho trẻ dưới đây nếu bé nhà bạn đang gặp phải các vấn đề nhiệt miệng, lở miệng nhé.

  • Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên

– Mật ong

Đối với trẻ từ 1 tuổi, bạn có thể dùng mật ong để bôi vào vết lở, ngày bôi 2-3 lần sẽ cho hiệu quả rõ rệt

– Dùng lá cỏ mực

Cỏ mực có tính mát, rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt. 

Cách dùng cỏ mực trị nhiệt miệng: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong hoặc đường. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

– Rau ngót

Lá rau ngót rửa sạch rồi dùng máy xay nhuyễn, lọc lấy nước, sau đó cho thêm một chút mật ong vào đánh đều tay. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da miệng bị loét. Kiên trì bôi trong 3 ngày vết loét sẽ khỏi.

– Dầu dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Sử dụng dầu dừa bôi lên vết loét ngày 2-3 lần, kết hợp cho con uống thêm nước dừa và sữa dừa sẽ giúp vết loét miệng nhanh biến mất.

– Súc miệng bằng nước ấm và muối

Đối với trẻ lớn có thể pha nước muối với nồng độ thấp và cho bé súc miệng.

– Uống bột sắn dây

Sắn dây là 1 thực phẩm có chất hàn, giải nhiệt rất tốt. Nấu và pha bột sắn dây cho trẻ uống hằng ngày cũng góp phần đẩy lùi các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả.

– Uống nước râu ngô, rau má

Nước râu ngô, rau má là những loại nước có tính thanh nhiệt, giải độc cao, rất tốt cho cơ thể. Các mẹ có thể mua râu ngô về rửa sach, chế thêm nước và  đun sôi lấy nước cho con uống. Hoặc dùng lá rau má rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước, sau đó pha thêm 1 chút đường cho con uống cũng rất tốt.

– Uống nhiều nước

Uống nhiều nước cũng là cách để giúp bé nhanh khỏi nhiệt miệng, lỡ miệng hơn. Mất nước càng làm cho miệng khô và tình trạng nhiệt miệng càng tệ hơn.

  • Chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng thuốc

Hiện các tiệm thuốc tây bán các loại thuốc uống và gel bôi trị nhiệt miệng cho trẻ với thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính. Các mẹ có thể tham khảo để chọn mua về cho con mình.

Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N

Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB

Thuốc nhiệt miệng Mandarin

Bột sủi thanh nhiệt Sensa Cool 

4/ Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị loét miệng, lở miệng

 Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị loét miệng, lở miệng
Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị loét miệng, lở miệng

– Khi trẻ bị lở miệng, nhiều bố mẹ không cho con đánh răng vì sợ con đau. Nhưng theo các bác sĩ nha khoa thì việc đánh răng cho trẻ vẫn nên được duy trì đều đặn để tránh các vi khuẩn có hại sinh sôi và xâm nhập làm tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn. Hãy thay thế cho trẻ bằng chiếc bàn chải nhỏ, lông mềm để trẻ đánh răng dễ dàng hơn khi bị lở miệng, nhiệt miệng.

– Nhiệt miệng sẽ làm trẻ khó khăn hơn trong vấn đề ăn uống. Tuyệt đối không cho trẻ ăn, uống các thức ăn hay đồ uống cay, nóng, nhiều dầu mỡ và chất ngọt.

– Bổ sung thêm rau, củ, quả vào thực đơn ăn hằng ngày. Đặc biệt là những loại quả chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, bưởi…

– Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt để tránh trong quá trình ăn làm tổn thương thêm các vết lở trên miệng.

– Hãy cho trẻ súc miệng với muối và nước ấm. Vừa giữ vệ sinh răng miệng và cũng là cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

– Đừng quên cho trẻ uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, nước khoáng, tránh những loại nước có gas.

5/ Khi nào thì nên cho trẻ tới gặp bác sĩ

Khi nào thì nên cho trẻ tới gặp bác sĩ
Khi nào thì nên cho trẻ tới gặp bác sĩ

Thông thường lở miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên bạn cần phải theo dõi và cho con đi gặp bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng như:

– Giảm cân nhanh chóng

– Đau ở vùng bụng

– Sốt cao bất thường

– Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

– Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả. Cảm ơn bạn đã ghé thăm Vouchercode. Chúc bé yêu nhà bạn nhanh hết nhiệt miệng và luôn khỏe mạnh! 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Giamgiatructuyen.com
Logo
Register New Account