Trẻ bị chậm nói? Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Nhiều bố mẹ đang sốt ruột đứng ngồi không yên vì con mình đã lớn nhưng vẫn chưa biết nói, không biết con có bệnh gì không? Nếu bạn cũng đang cùng chung mối lo như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này. Giamgiatructuyen.com sẽ giúp bạn hiểu rõ: Khi nào thì trẻ được xem là chậm nói? Trẻ bị chậm nói phải làm sao? Nguyên nhân và giải pháp điều trị chứng chậm nói cho trẻ hiệu quả nhất. 

1/ Khi nào trẻ được xem là chậm nói?

Tre bi cham nói nguyen nhan va cach dieu tri 7

Trẻ bị chậm nói phải làm sao

Nhiều gia đình thấy con mình ít nói, nói chậm hơn so với các bạn xung quanh thì cho rằng con đang bị bệnh chậm nói và lo lắng tìm mọi cách để giúp con biết nói nhanh hơn. 

Tuy nhiên, theo ThS Nguyễn Thị Trang Nhung để biết con mình có phải chậm nói hay không, thì bố mẹ cần phải căn cứ vào các cột mốc phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của con chứ không phải là so sánh giữa đứa trẻ này với đứa trẻ khác. 

  • Cách xác định trẻ bị chậm nói dựa trên cột mốc ngôn ngữ

– Trẻ 2 đến 6 tháng tuổi: Không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa (2 tháng), không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh (4 tháng) hoặc không biết tự cười (6 tháng).

– Trẻ 6 đến 12 tháng tuổi: Không bập bẹ ê a được từ nào (8 tháng), không phản ứng lại với giọng nói hoặc âm thanh to, không nói được những từ như “ba ba”, “ma ma”, “măm măm”, không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ như “không”, “tạm biệt”.

– Trẻ 12 đến 24 tháng tuổi: Không nói được các từ đơn (khoảng 15 tháng), không tìm cách giao tiếp với cha mẹ khi trẻ muốn điều gì đó, không nói được ít nhất 6 từ (khoảng 18 tháng), không dễ học hoặc bắt chước một từ mới (khoảng 19-24 tháng).

– Trẻ 24 đến 25 tháng tuổi: Không thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản của cha mẹ, không ghép được hai từ để nói, không nói được câu có từ 2-4 từ, không hỏi được người khác những câu đơn giản.

Nếu so sánh với cột mốc phát triển ngôn ngữ, con bạn thuộc một trong những trường hợp trên tức là bé nhà bạn đang mắc phải bệnh chậm nói.

2/ Vì sao trẻ bị chậm nói?

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có thể gây ra tình trạng châm nói ở trẻ như: 

  • Do mắc phải một số bệnh về thính lực

Tre bi cham nói nguyen nhan va cach dieu tri 1

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Việc trẻ nghe kém hoặc không thể nghe nhưng âm thanh xung quanh, ảnh hưởng đến việc bắc chước và học hỏi ngôn ngữ của trẻ từ những người xung quanh. 

Trong quá trình phát triển, trẻ gặp vấn đề về cấu trúc vòm miệng như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch hay việc phối hợp vận động của hàm – môi – lưỡi không linh hoạt hoạt cũng ảnh hưởng đến việc phát ra âm thanh.

  • Tâm lý

Tre bi cham nói nguyen nhan va cach dieu tri 2

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Trẻ gặp phải cú sốc tâm lý dẫn đến tình trạng sợ hãi, rụt rè, không nói chuyện hay giao tiếp với bất kỳ ai. 

Trong gia đình trẻ là con thứ được cả gia đình thương yêu, chiều chuộng khiến trẻ chỉ cần chỉ những đồ vật mà mình thích là được đưa cho. Điều này, có thể dẫn đến tình trạng trẻ lười nói, lười giao tiếp hoặc ngại nói chuyện với người xung quanh.

  • Môi trường

Trẻ sống trong một môi trường gia đình không được quan tâm, ít giao tiếp hoặc không được giao tiếp cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành ngôn ngữ.

Tre bi cham nói nguyen nhan va cach dieu tri 5

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Trẻ xem nhiều tivi hoặc sử dụng các thiết bị như: di động, máy tính, ipad,… điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé cũng như việc hình thành lời nói và ngôn ngữ

Tre bi cham nói nguyen nhan va cach dieu tri 3

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Trẻ sống trong môi trường có 2 hay nhiều ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn đến tình trạng chậm nói. Vì trẻ phải học nhiều loại ngôn ngữ cùng một lúc sẽ ảnh hưởng để việc sử dụng lời nói đề giao tiếp.

  • Khiếm khuyết về não bộ

Những khiếm khuyết về não bộ làm trẻ bị chậm nói như: bệnh bại não, chấn thương sọ não, não úng thủy, viêm màng não. Hay trong quá trình mang thai mẹ mắc phải một số bệnh lý như nhiễm virus Rubella cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

3/ Trẻ bị chậm nói phải làm sao?

Trẻ bị chậm nói phải làm sao? Làm thế nào để điều trị hiệu quả chứng chậm nói của trẻ?

  • Trẻ bị chậm nói do bệnh lý và sự chậm phát triển của não bộ

– Nếu bé nhà bạn bị chậm nói do nguyên nhân về thính lực hãy vùng não bộ thì cũng đừng quá lo lắng. Trước 5 tuổi việc điều trị cho trẻ bằng cách phẫu thuật vẫn rất khả quan. Nếu trường hợp xấu nhất, trẻ không nghe được thì vẫn có thể đeo máy trợ thính. 

– Tăng cường bổ sung vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não bộ. Đôi khi trong chế độ ăn uống hằng ngày vẫn không đủ đáp ứng hết nhu cầu chất dinh dưỡng cho trẻ, hãy tìm thêm các sản phẩm dinh dưỡng bên ngoài như các loại sữa, thực phẩm chức năng.

  • Trẻ bị chậm nói do nguyên nhân tâm lý

Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do yếu tố tâm lý thì ngoài việc kết hợp với các bác sĩ điều trị tâm lý thì bố mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để quan tâm và trò chuyện với con của mình nhiều hơn.

– Dành nhiều thời gian nói chuyện và chơi với trẻ, có thể hát và yêu cầu trẻ bắt chước âm thanh và cử chỉ đó.

– Đừng bỏ qua các câu hỏi của trẻ hoặc lơ là mỗi khi nói chuyện với con. Hãy dành cho con thời gian để lắng nghe và bạn phải thật tập trung để chờ đợi những từ mà con sắp nói.

– Đọc sách cho con nghe cũng là một cách để động viên trẻ “nói”. Hãy tìm những loại sách phù hợp với lứa tuổi của con. Trẻ còn nhỏ có thể ghi nhớ những câu chuyện mà trẻ yêu thích thông qua các hình minh họa vui nhộn và giọng đọc của cha mẹ.

Tham khảo thêm một số loại sách tập nói tốt nhất cho trẻ hiện nay:

  1. Cùng con học nói
  2. Thúc đẩy giao tiếp – 300 trò chơi và các hoạt động cho trẻ tự kỷ
  3. Combo series sách cho trẻ tự kỷ- Đồng hành cùng trẻ tự kỷ (bộ 4 cuốn)

– Không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại quá nhiều. Nếu xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

– Đưa trẻ đi du lịch, đi gặp gỡ bạn bè, người quen, để trẻ mạnh dạn hơn, tăng khả năng khám phá và giao tiếp với những sự vật, con người mới.

– Không nên nôn nóng ép trẻ nói ngay hoặc bộc lộ tâm lý chán nản, thất vọng chê bai trẻ hay so sánh trẻ với các bạn khác. Vì điều này càng làm cho tâm lý của trẻ trở nên tệ hơn. Đừng quên khuyến khích, động viên con khi con tập nói được những từ đơn giản, thông thường.

– Hãy đưa con tới các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị thích hợp.

Voucher 20% khám và điều trị chứng tự kỷ, ít nói cho trẻ tại bệnh viện quốc tế Vinmec

4/ Trẻ bị chậm nói có phải bị tự kỷ?

Tre bi cham nói nguyen nhan va cach dieu tri 4

Trẻ bị chậm nói có phải bị tự kỷ

Chậm nói có thể là một dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ, nhưng không phải cứ trẻ bị chậm nói là bị tự kỷ. 

Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình báo trẻ bị chậm nói có khả năng bị mắc tự kỷ.

– Khi 12 tháng trẻ không nói bập bẹ.

– Khi 12 tháng trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp.

– 16 tháng chưa nói từ đơn.

– Khi 24 tháng, trẻ chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ.

– Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cách tốt nhất để biết chính xác trẻ có phải bị tự kỷ không là cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao trong lĩnh vực phát hiện và điều trị tự kỷ.

Tre bi cham nói nguyen nhan va cach dieu tri 6

Trẻ bị chậm nói phải làm sao?

Trên đây là những thông tin về Trẻ bị chậm nói? Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả. Hi vọng sau bài viết này bạn đã có câu trả lời cho lo lắng trẻ bị chậm nói phải làm sao? Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Giamgiatructuyen.com
Logo
Register New Account