U nang khi mang thai: Dấu hiệu, nguyên nhân và các xử lý tốt nhất

U nang khi mang thai là căn bệnh chiếm tỉ lệ khá cao trong giới chị em phụ nữ ở nước ta. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Rất nhiều chị em cũng chưa thực sự hiểu hết về nó. Chính vì vậy, bài viết này Vouchercode sẽ tổng hợp tất cả các thông tin về bệnh U lang buồng trứng, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cũng như phương pháp xử lý tốt nhất cho chị em mắc u nang khi mang thai. Hãy cùng theo dõi nhé.

1/ U nang buồng trứng là gì?

 

U-nang-khi-mang-thai-1

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là những túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Nhiều người phụ nữ bị u nang buồng trứng nhưng với kích thước nhỏ và không hề gây bất cứ ảnh hưởng hay khó chịu nào, và tồn tại suốt đời của họ.

Tuy căn bệnh này không gây ra nguy hiểm gì lớn, nhưng đối với chị em đang mang bầu thì không nên xem thường nó, vì những triệu chứng khó chịu mà nó gây ra trong thời kỳ mang thai. Mang thai mắc u lang buồng trứng có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của chị em và sự phát triển bình thường của thai nhi. Một số u nang biến chứng, u ác, sẽ gây ra triệu chứng nặng, thâm chí có thể đe dọa tính mạng cả 2 mẹ con.

2/ Dấu hiệu nhận biết mắc u nang buồng trứng khi mang thai

U nang khi mang thai thường không cho các dấu hiệu rõ ràng. Thường thì thai phụ chỉ cảm thấy đau nhẹ bụng dưới, tức tức bụng hoặc mỏi lưng, đau lưng,… Khi biến chứng xảy ra, mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi với các triệu chứng như:

– Khó khăn trong việc đi tiểu hoặc không đi được, sốt cao, đau lưng khi khối u chèn ép gây nhiễm trùng đường tiết niệu, khó thở khi u to chèn ép cơ hoành.

– Các cơn đau bụng đột ngột xuất hiện, sốt hoặc có biểu hiện nhiễm độc khi u bị vỡ hoặc bị xoắn.

U-nang-khi-mang-thai-2

Dấu hiệu u nang buồng trứng

– Cảm thấy buồn nôn, đau ngực hoặc muốn nôn mửa giống như thai nghén.

– Gầy yếu, sụt cân, bụng to nhanh khi u hóa ác tính.

– Liên tục đau lưng hoặc đau chân

U-nang-khi-mang-thai-3

Dấu hiệu u nang buồng trứng

– Cảm thấy bụng rất chướng

– Đau đớn khi quan hệ tình dục

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng, các dấu hiệu u lang buồng trứng khi mang thai kể trên có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng. Vì vậy khi có biểu hiện bất thường chị em nên đi khám để biết được kết quả chính xác nhất.

3/ Nguyên nhân dẫn tới u nang buồng trứng khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng các bác sĩ phụ khoa đưa ra một số nguyên nhân cơ bản.

  • Uống quá nhiều thuốc tránh thai, bị sẩy thai, nạo phá thai nhiều lần.
U-nang-khi-mang-thai-5

Nguyên nhân dẫn tới u lang buồng trứng

  • Do có kinh sớm hơn bình thường. Đây cũng là tiền đề dẫn đến u nang buồng trứng phát triển.
  • Do nội tiết bị phá huỷ.
  • Chức năng của tuyến giáp bị giảm là nguyên nhân khiến u nang buồng trứng phát triển.
  • Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến u nang buồng trứng có thể đi kèm với sự phá huỷ các nang trứng đã chín.
  • Stress hoặc béo phì
U-nang-khi-mang-thai-4

Nguyên nhân dẫn tới u lang buồng trứng

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ít thực phẩm từ tự nhiên như rau củ quả tươi xanh.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hormon như các loại thịt, trứng và sữa có thêm hormone tăng trưởng.

4/ Tác hại của U nang khi mang thai

Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng phụ thuộc vào kích thước và loại u nang buồng trứng. Mặc dù u nang có thể nhỏ hoặc lành tính ngay lúc đầu nhưng nó có thể tăng kích thước trong thai kỳ.

Trong một số trường hợp nếu không có biện pháp can thiệp sớm, u nang có thể tiến triển gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như:

  • U chèn ép khi mang thai

Lúc này u to, dạng đặc sẽ chèn ép lên tử cung gây cản trở sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, u cũng chèn ép lên các bộ phận lân cận như bàng quang gây bí tiểu, tiểu nhiều lần lắt nhắt và chèn ép ruột làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ. Nguy hiểm hơn, u có thể chèn ép lên niệu quản gây ứ nước ở thận dẫn đến viêm đài bể thận, suy thận.

  • U bị vỡ

Một trong những biến chứng của u nang buồng trứng là u bị vỡ. Điều này xảy ra khi u dạng dịch bị tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu chèn ép.

  • Hiện tượng xoắn

Hiện tượng xoắn thường xảy ra ở thời kỳ hậu sản (sau sinh), lúc này tử cung thu nhỏ lại làm ổ bụng trống khiến u dễ bị xoắn cuống. Những trường hợp xoắn cuống chủ yếu xảy ra với các loại u có cuống nhưng kích thước nhỏ mà tỷ trọng nặng như u bì buồng trứng.

  • U hóa ác tính

Tùy vào từng loại u mà tỷ lệ u hóa ác tính khác nhau. Tỷ lệ ung thư của u buồng trứng khi mang thai là khoảng từ 1/10.000 đến 1/25. 000. Đa số u hóa ác tính xảy ra khi khối u nằm quá lâu trong ổ bụng mà không được phát hiện. Đặc biệt, trong thai kỳ, u vẫn có thể hóa thành ung thư buồng trứng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

5/ Bị u nang khi mang thai phải làm sao?

Trước hết bạn cần phải theo dõi, thăm khám thường xuyên và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn về mức độ to, nhỏ của U nang. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại nang buồng trứng khác nhau.

  • Nếu u nang buồng trứng ở 3 tháng đầu thai kì

Nếu bị u nang khi mang thai ở 3 tháng đầu, Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm các xét nghiệm huyết thanh, siêu âm,… để dự đoán mức độ to, nhỏ và độ lành tính của u.

Nếu sau khi xét nghiệm là u lành tính và không ảnh hưởng nhiều, mẹ sẽ không phải phẫu thuật.

Trường hợp bất đắc dĩ là u ác tính hoặc có biến chứng, vỡ, xoắn,… thì buộc phải phẫu thuật ở bất kỳ thời điểm nào của thai nghén.

  • Nếu u nang buồng trứng ở 3 tháng giữa thai kì

3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm có thể làm phẫu thuật bỏ u nang buồng trứng trong trường hợp cần thiết. Sau khi phẫu thuật, khối u nang tiếp tục được đem đi xét nghiệm để biết được đó là u ác hay lành tính.

Nếu là u lành, thai phụ sẽ tiếp tục dưỡng thai, quá trình thai nghén sẽ bình thường như khi không có khối u. Còn nếu là u ác hay ung thư buồng trứng thì các bác sĩ sẽ đặt vấn đề cứu mẹ lên hàng đầu. Lúc này các bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng thai nhi và mẹ để tính toán mổ lấy thai, cắt buồng trứng còn lại và điều trị hóa chất, xạ trị,… để tăng tỷ lệ sống của 1 trong 2 hay cả 2.

  • U nang khi mang thai 3 tháng cuối

Với u lành tính, bác sĩ sẽ cho mẹ chuyển dạ tự nhiên. Nếu u nang buồng trứng cản trở cuộc sinh, sẽ tiến hành mổ lấy thai. Và trong khi mổ lấy thai sẽ kết hợp mổ lấy luôn khối u buồng trứng.

Với u ác tính, sẽ phải sử dụng thuốc hỗ trợ phổi cho thai và tiến hành phẫu thuật lấy u buồng trứng khi thai đủ trưởng thành, có thể sống khỏe mạnh sau khi được sinh ra.

  • U nang buồng trứng sau sinh

Có thể phẫu thuật ở giai đoạn này, vì an toàn cho cả mẹ và con.

5/ Một số thắc mắc về u nang buồng trứng

U nang hoàng thể là gì? U nang hoàng thể có nguy hiểm không?

U-nang-khi-mang-thai-6

U nang hoàng thể là gì?

U nang hoàng thể là dạng nang sinh lý lành tính, xuất hiện do quá trình thay đổi hormone nội tiết khi có thai và thường tự mất đi sau 12 tuần thai.

Đôi khi những nang này còn tăng trưởng lớn hơn cả buồng trứng. Chúng có thể tự xuất huyết trong nang hoặc gây xoắn buồng trứng. Lúc đó sẽ rất đau. Khi một nang chứa đầy máu vỡ ra, nó sẽ gây ra đau đột ngột và dữ dội ở bụng. Nang hoàng thể thường không ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

Nguyên nhân dẫn tới vỡ nang hoàng thể: Vỡ nang hoàng thể thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 14 đến 30. Hầu hết trong số đó xảy ra vào ngày 20 đến ngày 26 của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân phát bệnh chủ yếu là do tập thể dục hoặc lao động quá mức, hoặc khoang bụng bị ngoại lực bên ngoài tác động dẫn đến vỡ nang.

Bị u nang buồng trứng có thai được không? Mổ u nang buồng trứng có thai được không?

U-nang-khi-mang-thai-7

Bị u nang buồng trứng có mang thai được không?

 

  • Bị u nang buồng trứng trong trường hợp nào có thể mang thai?

Bị u nang buồng trứng vẫn có khả năng mang thai được trong các trường hợp dưới đây

U nang cơ năng: Có thể tự tiêu, khi phát hiện chỉ cần theo dõi định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Trường hợp này hoàn toàn vẫn có thể có khả năng mang thai như bình thường.

Bị u nang một bên (u nang buồng trứng trái hoặc u nang buồng trứng phải), đã mổ bóc u hoặc cắt 1 buồng trứng, vẫn có khả năng có thể mang thai bình thường.

Bị u nang cả 2 bên, đã mổ bóc u, để lại buồng trứng lành hoặc cắt 1 bên và bóc u 1 bên. Khả năng mang thai của chị em sẽ thấp hơn nhưng vẫn có khả năng mang thai được.

  • U nang buồng trứng nào không thể mang thai được?

Trường hợp chị em phụ nữ không thể mang thai được nữa sẽ xảy ra đối với các trường hợp đã bị u nang buồng trứng 2 bên mà cả 2 buồng trứng đã bị nang hóa hết và không còn phần buồng trứng lành.

Trường hợp này, sẽ phải cắt bỏ toàn bộ 2 buồng trứng, điều này đồng nghĩa với việc hoàn toàn mất đi khả năng sinh sản tự nhiên của phụ nữ. Tuy nhiên với các biện pháp khoa học tiên tiến như ngày nay, chị em phụ nữ vẫn có thể làm mẹ nhờ vào phương pháp xin noãn từ người hiến kết hợp với việc thụ tinh ống nghiệm.

Cách phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng

– Khám phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng/lần là một trong những cách tốt nhất để chị em kịp thời phát hiện và điều trị sớm u nang buồng trứng. U lang buồng trứng càng được phát hiện sớm thì càng ít có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng làm mẹ của người phụ nữ.

U-nang-khi-mang-thai-8

Cách phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng

– Nói không với tình trạng nạo phá thai, uống thuốc tránh thai bừa bãi.

– Chế độ luyện tập thể thao, ăn uống nghỉ ngơi khoa học.

Nếu bị u nang khi mang thai thì trước hết bạn cần phải giữ tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng và thăm khám bác sĩ thường xuyên để có cách điều trị thích hợp. Với sự tiến bộ của nền y học thì chắc chắc căn bệnh u lang của bạn sẽ không có gì đáng ngại. Chúc mẹ con bạn luôn khỏe mạnh!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Giamgiatructuyen.com
Logo
Register New Account