9 nhóm thực phẩm nên ăn mỗi ngày để tăng sức đề kháng
Ăn gì tăng sức đề kháng đang là mối quan tâm của hàng triệu người dân trên thế giới khi mà đại dịch virus Corona vẫn đang hoành hành nhưng vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để. Nâng cao sức khỏe từ chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Nội dung bài viết này, Vouchercode sẽ đề cập tới 9 nhóm thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng mà bạn nên bổ sung mỗi ngày để phòng chống các loại dịch bệnh. Hãy cùng tham khảo nhé!
1/ Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Có hai loại sức đề kháng: Sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp.
+ Sức đề kháng tự nhiên là có sẵn trong cơ thể mỗi người.
+ Sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.
Như vậy chế độ ăn uống cùng với lối sống lành mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể.
2/ Ăn gì tăng sức đề kháng cho cơ thể
Dưới đây là 9 nhóm thực phẩm tốt nhất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bởi dưỡng chất này giúp làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu trong máu. Các loại trái cây họ Cam, Quýt là nguồn thực phẩm cung cấp lượng vitamin C dồi dào, là chìa khóa quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
2. Bông cải xanh
Trong Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như: Vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa khác. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình.
3. Tỏi
Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Theo các nghiên cứu y khoa, việc tiêu thụ tỏi có thể giúp giảm huyết áp, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Ngoài ra, tỏi còn chứa rất nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp nâng cao sức đề kháng da.
Bạn có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày nhưng với lượng vừa đủ. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người.
4. Gừng
Gừng có rất nhiều công dụng: Giảm đau, giảm viêm, giảm cảm giác buồn nôn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
5. Ớt chuông đỏ
Ăn gì tăng sức đề kháng? Không thể thiếu được Ớt chuông đỏ. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin C rất dồi dào. Thậm chí, lượng vitamin C có trong ớt chuông đỏ nhiều hơn gấp đôi so với lượng vitamin C có trong các loại trái cây họ cam, quýt. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C, Ớt chuông đỏ còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
6. Sữa chua
Nhiều loại sữa chua được bổ sung thêm các lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, sử dụng sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn, tăng cường sức đề kháng của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.
7. Thực phẩm giàu Kẽm
Là nhóm thực phẩm được nhiều người nghĩ đến nhất khi muốn tìm cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Kẽm là vi chất mà cơ thể chúng ta rất cần để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tối ưu.
Một số loài động vật có vỏ có chứa nhiều kẽm mà bạn nên thêm vào chế độ ăn là cua, sò, tôm hùm, hàu… Dù kẽm rất quan trọng nhưng mỗi ngày chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải.
8. Trà xanh
Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Trong lá trà xanh rất giàu epigallocatechin gallate, EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng và các chất chống oxy hóa Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt, có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.
9. Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C khá cao, ngoài ta trong Đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Ăn Đu đủ thường xuyên là cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể.
3/ Một số biện pháp tăng cường sức đề kháng khác
Ngoài ăn gì tăng sức đề kháng, bạn có thể sử dụng kèm theo một số phương pháp khác như:
– Sử dụng thực phẩm chức năng, viên uống tăng sức đề kháng
Trên thị trường hiện có bán rất nhiều thực phẩm chức năng, viên uống giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn viên uống chất lượng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Xem ngay: Viên uống tăng cường sức đề kháng của Nga Anaferon.
– Tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng hợp lý
Tập thể dục là phương pháp giúp tăng sức đề kháng, lưu thông khí huyết, đào thải các chất độc trong cơ thể ra bên ngoài. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao yêu thích, phù hợp với bản thân để nâng cao sức khỏe như: Bơi lội, tập yoga, tập gym, đá bóng, cầu lông…
– Ăn chín, uống sôi
Thực hiện nghiêm túc một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Hạn chế ăn đồ ăn tươi sống, ăn ở nơi mất vệ sinh…
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sinh sống, làm việc
– Rửa tay thường xuyên
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thực hiện đúng 6 bước rửa tay đúng cách sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh virus Corona. Vì thế, hãy trang bị trong nhà những sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn, nước rửa tay khô để đôi tay luôn sạch sẽ, tránh các loại vi khuẩn gây bệnh bạn nhé!
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết để duy trì sức khỏe. Ăn gì tăng sức đề kháng không còn là vấn đề khó. Top 9 thực phẩm mà Vouchercode giới thiệu tại đây đều là những sản phẩm phổ biến hằng ngày với người dân Việt Nam. Chúc bạn và gia đình luôn có sức đề kháng thật tốt để đẩy lùi dịch bệnh.
Xem thêm: TOP 11 CHAI NƯỚC RỬA TAY KHÔ TỐT NHẤT CẦN CÓ TRONG MÙA DỊCH COVID-19.