Bệnh cao huyết áp và giải pháp cân bằng huyết áp tốt nhất
Cao huyết áp là 1 bệnh lý tim mạch nguy hiểm mà rất nhiều người mắc phải. Theo thống kê cứ trung bình 5 người trưởng thành thì có 1 người bị cao huyết áp. Vậy bệnh cao huyết áp là gì? Nguyên nhân dẫn tới cao huyết áp? Giải pháp cân bằng huyết áp tốt nhất cho người bị cao huyết áp hiện nay? Hãy cùng xem những đánh giá của các chuyên gia đầu nghành tại đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1/ Bệnh cao huyết áp là gì?
– Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành,, nhồi máu cơ tim,…
- Một số loại cao huyết áp chủ yếu:
– Cao huyết áp vô căn: Không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
– Tăng huyết áp thứ phát: Huyết áp tăng do người bệnh mắc một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết…
– Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
– Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
2/ Triệu chứng của cao huyết áp
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp thường không rõ ràng. Vì vậy để xác định xem mình có phải bị cao huyết áp hay không thì bạn cần phải thường xuyên đo huyết áp để theo dõi. Dưới đây là 1 số dấu hiệu nghi ngờ của bệnh cao huyết áp:
- Đau đầu
- Đau ngực
- Thở ngắn
- Mặt đỏ
- Chóng mặt
- Thị lực giảm
- Chảy máu cam
- Tiểu ra máu
3/ Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bị cao huyết áp?
Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
– Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
– Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Chỉ số đo huyết áp bao nhiêu là bị bệnh cao huyết áp?
Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:
– Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
– Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
– Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
– Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
– Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
– Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
– Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
– Tiền tăng huyết áp khi:
Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg
4/ Nguyên nhân dẫn tới bệnh cao huyết áp
– Do di truyền: Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp sẽ cao hơn đối với người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp.
– Do mắc phải một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận.
– Sử dụng nhiều thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá.
– Xảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…
– Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đường, nhiều muối.
5/ Biện pháp giúp ổn định huyết áp tại nhà hiệu quả
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm bớt lượng muối sử dụng hằng ngày (dưới 6g muối / ngày).
- Nói không với các chất kích thích, bia rượu và thuốc lá.
- Tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng vừa phải
- Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp chuyên dụng.
- Uống thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.
- Kiểm soát căng thẳng, tránh bị tác động tâm lý không tốt.
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ sâu và ngon.
6/ Những lưu ý về chế độ ăn uống, luyện tập cho người bị cao huyết áp?
- Bị cao huyết áp nên ăn gì?
– Các loại rau xanh
Thường xuyên ăn các loại rau xanh lá như rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải búp… sẽ bổ sung lượng kali phong phú cho cơ thể, giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó giúp huyết áp giảm.
– Cá
Các loại cá béo như cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng tốt với bệnh cao huyết áp.
– Sữa tách béo và sữa chua
Đây là hai thực phẩm giàu canxi và ít chất béo, rất cần trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Riêng với phụ nữ, ăn ít nhất năm phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
– Trái cây
Chuối, Việt quất, Táo, Lê, Nho, Dưa hấu, Dưa chuột là những loại trái cây cần có trong thực đơn bữa ăn hàng ngày của người bị bệnh cao huyết áp.
– Chocolate đen
Trong chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây.
– Nước chè xanh, nước dừa, nước ép Cần tây
Đây là những loại nước có tính thanh nhiệt, điều hòa huyết áp rất tốt mà người bị huyết áp cao nên uống thường xuyên.
- Người bị bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?
– Đồ ăn nhanh, nhiều dầu, nhiều đường.
– Các thức ăn mặn, nhiều muối.
– Đồ ăn cay, nóng.
– Đồ ăn nhiều chất đạm, chất béo và nội tạng động vật.
– Rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
– Trà đặc, nhất là các loại trà có nhiều chất kiềm vì nó có thể gây hưng phấn đại não, gây bất an, mất ngủ, làm tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao.
Trên đây là một số vấn đề về bệnh cao huyết áp và những giải pháp giúp cân bằng huyết áp hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ nhất những thông tin bạn cần. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên ghé thăm Vouchercode để đón đọc thêm các bài chia sẻ bổ ích khác về sức khỏe nữa nhé.
Xem thêm: TRẦM CẢM SAU SINH LÀ GÌ? TRẦM CẢM SAU SINH CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?